Bắt đầu vào lứa tuổi dậy thì nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi và phát triển. Hầu hết các thanh thiếu niên đều sẽ bị mụn tuy nhiên nếu bạn không biết chăm sóc có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến làn da, gây mất thẩm mỹ.
1, Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen thực chất là những lỗ nang lông bị ách tắc nằm ở các vùng da, Phần lớn mụn đầu đen thường xuất hiện ở mũi và có nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn đầu đen như sau: Lượng dầu nhờn tiết ra quá nhiều, bụi bẩn, Vi khuẩn, tế bào chết. Khi các nốt mụn ở nang lông khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa, trong quá trình đó dẫn đến nhân mụn chuyển sang màu đen.
Phân biệt mụn đầu đen và sợi bã nhờn
Nhiều người lầm tưởng về sợi bã nhờn với mụn đầu đen: Sợi bã nhờn tích tụ do tuyến nhờn trên da nhằm đẩy bụi bẩn từ môi trường tích tụ trong lỗ chân lông, các hoạt động tự sợi bã nhờn không gây nên tình trạng viêm nhiễm trên da. Nhưng lỗ chân lông không được làm sạch và bảo vệ sẽ hình thành nên nhân mụn.
Phân biệt mụn đầu đen và mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng cũng hình thành do bít tắc lỗ chân lông nhưng điểm khác nhau giữa mụn đầu trắng không tiếp xúc với oxy bên ngoài, các nốt mụn này gây nên tình trạng viêm da nên cần chăm sóc cẩn thận. Tránh tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn làm da bị sẹo thâm
Phân biệt mụn đầu đen và mụn ẩn
Mụn ẩn tương tự mụn đầu trắng ở chỗ lỗ chân lông không mở để đầy mụn tiếp xúc bên ngoài gây nên các nốt mụn li ti dưới da làm bề mặt da sần sùi khi xử lý không đúng cách sẽ trở thành mụn viêm gây hại cho da
2, Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn đầu đen
Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, sản xuất nhiều bã nhờn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn trong lỗ chân lông sẽ dần trở nên khô cứng và sau nhiều ngày tiếp xúc với không khí sẽ hình thành các nốt mụn đầu đen.
Chế độ ăn uống không phù hợp: Việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu,... dễ khiến da nổi mụn đầu đen vì các tác nhân trên sẽ kích thích tuyến bã nhờn tăng cường hoạt động và cản trở quá trình điều trị mụn.
Không uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất cặn bã khỏi cơ thể, giúp làn da sạch sẽ, tươi tắn và khỏe mạnh hơn. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết thì sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể và làn da sẽ dễ xuất hiện mụn đầu đen.
Lối sống không khoa học: Mất cân bằng nội tiết do căng thẳng, bận rộn, ăn ngủ không điều độ, ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt; tiết mồ hôi nhiều, môi trường sống ô nhiễm, độ ẩm cao; không chú ý vệ sinh da cẩn thận,... là những nguyên nhân gây mụn đầu đen.
Tự ý dùng thuốc không qua tư vấn: Việc lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da chứa lithium, corticoid; tự ý uống thuốc ngừa thai chứa androgen, thuốc chống động kinh không được bác sĩ chỉ định có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn đầu đen.
Các phương pháp điều trị mụn
Khi đã hiểu về cơ chế hình thành mụn và các sinh hoạt hợp lý bước tiếp theo bạn cần biết cách điều trị kịp thời. Dưới đây là một số cách điều trị và phòng ngừa mụn tái phát.
Dùng mỹ phẩm, serum trị mụn đầu đen
Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm có công dụng trị mụn đầu đen, thu nhỏ lỗ chân lông. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc nên mỗi người cần phải sáng suốt lựa chọn cho mình sản phẩm tốt, phù hợp với da
Sử dụng thuốc Tây để trị mụn đầu đen
Trường hợp mụn ở mức độ nhẹ: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc bôi dạng mỡ, dạng kem lên vùng da bị mụn;
Trường hợp mụn ở mức độ nặng kèm viêm nhiễm: Có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da và thuốc kháng sinh điều trị toàn thân. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da gồm: Acid Azelaic, Clindamycin, Benzoyl peroxide, Dapsone, Erythromycin,... có thể phát huy công dụng tại chỗ, giúp tiêu diệt vi khuẩn mụn và tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa mụn mới hình thành. Thuốc kháng sinh điều trị toàn thân gồm: Clindamycin, Doxycycline, Minocycline, Sulfonamid, Tetracycline,... có thể đi sâu và phục hồi hệ thống miễn dịch cho cơ thể, loại trừ tận gốc các vi khuẩn gây mụn, từ đó trị mụn hiệu quả, ngăn ngừa mụn tái phát.
Làm sạch da thường xuyên và đúng cách :
Bạn cần hiểu về da của mình và chọn sữa rửa mặt trị mụn phù hợp. Nên rửa mặt 2 lần/ngày sáng và tối để loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, dầu nhờn tích tụ trên da.
Sử dụng sữa rửa mặt cetaphil sản phẩm phù hợp cho mọi loại da, kể cả da nhảy cảm và da em bé
Không nên rửa mặt với sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày, dễ dẫn tới kích ứng và khô da. Nên rửa mặt với nước thường và nhớ làm sạch tay khi chạm vào da.
Nên lưu ý rửa mặt sau khi ăn đồ chiên, cay nóng hoặc nhiều chất béo như pizza, khoai tây chiên, gà rán,bún đậu,…
Gội đầu mỗi ngày hoặc 2 ngày/lần :
Thói quen gội đầu mỗi ngày có thể chưa phù hợp với một số bạn có chân tóc yếu. Tuy nhiên, có thể 2 ngày gội 1 lần để đảm bảo dầu thừa trên da hay bụi bám trên tóc được làm sạch. Như vậy sẽ hạn chế bí tắc lỗ chân lông tạo cơ hội mụn mới hình thành.
Hạn chế dùng các sản phẩm hoặc hóa mỹ phẩm chứa dầu :
Nếu bạn là da dầu hoặc hỗn hợp dầu thì cần lưu ý tránh sử dụng các sản phẩm như trang điểm, tẩy trang hay chống nắng chứa dầu. Vì sẽ rất dễ gây mụn do tắc lỗ chân lông hoặc sẽ làm tình trạng mụn có bạn nặng hơn.
Tẩy da chết đúng cách :
Nên tẩy da chết 2 tuần/lần đối với da dễ mẫn cảm và nhớ dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết. Đối với các loại da khác có thể tẩy tế bào chết 1 lần/tuần và đắp mặt nạ cung cấp ẩm 2 lần/tuần.
Đắp mặt nạ dưỡng ẩm giúp cân bằng da và giảm dầu nhờn sau khi tẩy tế bào chết cho da.
Lưu ý: bạn nên chọn các sản phẩm tẩy da chết dịu nhẹ cho da nhạy cảm. Để bảo vệ da và tránh kích ứng ngay cả khi da bạn không phải da nhạy cảm.