Đứt dây chằng gối có nguy hiểm không

Chấn thương dây chằng là tình trạng phổ biến, thường gặp trong các tai nạn lao động và hoạt động thể thao. Nhiều người bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, và có nguy cơ tiến triển thành biến chứng nặng.

1. Cấu tạo của khớp gối

Khớp gối là khớp yếu nhất của cơ thể, đây là khớp bản lề, với 3 khớp, gồm: Khớp chày - đùi, khớp chè - đùi và khớp chày - chè. Các yếu tố cân cơ, dây chằng, bao khớp giúp vững khớp gối.

Khớp gối gồm có 4 dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Vì khớp gối lỏng lẻo nên thường bị chấn thương như trật khớp, đứt dây chằng, gãy xương,....Đứt dây chẳng chéo đầu gối là tổn thương hay gặp nhất.

Khớp gối được cấu tạo bởi đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Để giảm bớt lực tải trên sụn khớp, hai mảnh sụn chêm trong và ngoài được gắn trên mâm chày. Khớp gối phải chịu sức nặng khi đi, đứng...và các lực tải lên khớp gối rất lớn.

Nhờ hệ thống dây chằng bao khớp, khớp gối được giữ vững. Khi đầu gối bị chấn thương, xương có thể bị gãy, một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt hoặc giãn khiến cho gối bị lỏng.

2. Hậu quả của đứt dây chằng chéo đầu gối

Đau khớp

Đứt dây chằng đầu gối để lâu, người bệnh không thể thực hiện được các động tác phức tạp trong sinh hoạt cũng như các hoạt động thể dục thể thao

Đứt dây chằng đầu gối để lâu, người bệnh không thể thực hiện được các động tác phức tạp trong sinh hoạt cũng như các hoạt động thể dục thể thao...Bên cạnh đó, nếu tình trạng này kéo dài còn gây tổn thương thứ phát các thành phần khác trong khớp gối như rách sụn chêm, giãn các dây chằng còn lại, bề mặt sụn khớp bị bong tróc, thoái hóa khớp...

Khi người bệnh bị đứt dây chằng gối kéo dài, khớp gối bị hạn chế cử động khiến cơ đùi bị teo.

Mâm chày sẽ bị lệch ra trước so với xương đùi, khiến cho khớp gối bị mất vững, người bệnh đi lại khó khăn nếu dây chằng chéo đầu gối bị đứt.

Khớp gối mất vững khiến cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương bị rách. Sụn chêm sẽ càng bị rách rộng thêm nếu hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại.

Đứt dây chằng chéo đầu gối khiến cho khớp gối bị thay đổi động học khiến cho phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày thay đổi bất thường dẫn đến sụn khớp bị tổn thương. Hệ quả là khớp gối bị thoái hóa.

3. Triệu chứng đứt dây chằng chéo đầu gối

Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối như:

  • Nghe thấy tiếng rắc sau khi bị chấn thương, đầu gối bị sưng nề, vận động trở nên khó khăn. Các triệu chứng này sẽ tự hết sau vài tuần.
  • Lỏng gối: Người bệnh cảm giác đi lại khó khăn, chân yếu; chân bên gối lỏng khó khăn khi đứng trụ; dễ vấp ngã khi chạy nhanh; khi leo cầu thang, cảm giác chân không thật, khó khăn bước lên, bước xuống.
  • Teo cơ: Do teo cơ nên bên đùi bị chấn thương sẽ nhỏ hơn so với bên lành. Do người bệnh ít vận động do đau bởi khớp gối bị lỏng lẻo nên triệu chứng này thường xuất hiện muộn. Những người ít vận động như nhân viên văn phòng, học sinh... thường dễ xảy ra tình trạng teo cơ.

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng tổn thương dây chằng chéo đầu gối thông qua chụp X -quang, chụp MRI.

4. Nguyên nhân bị đứt dây chằng chéo đầu gối

Đứt dây chằng chéo đầu gối xảy ra do chấn thương trực tiếp và chấn thương gián tiếp. Chấn thương trực tiếp chiếm tới khoảng 30% khi va chạm trực tiếp vào vùng gối hoặc chơi các môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền..hay tai nạn giao thông va chạm vùng đầu gối.

Chấn thương gián tiếp là nguyên nhân gây nên đứt dây chằng chéo đầu gối thường gặp nhất. Chẳng hạn như bạn đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng một cách đột ngột trong khi bàn chân vẫn giữ nguyên.

Nội soi rửa khớp gối

Chấn thương trực tiếp chiếm tới khoảng 30% khi va chạm trực tiếp vào vùng gối hoặc chơi các môn thể thao

5. Điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối

Khi bạn bị đứt dây chằng chéo đầu gối, cách điều trị tốt nhất là bạn nên phẫu thuật tái tạo dây chằng bị đứt, từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi dây chằng bị đứt là thời gian thích hợp.

Đối với trường hợp bị đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn, thực hiện phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước để chức năng khớp gối được cải thiện và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát do đứt dây chằng chéo trước gây ra.

Với trường hợp bị đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn nhưng bên còn lại không còn đủ giữ vững khớp gối cũng có thể chỉ định phẫu thuật tạo hình đứt dây chằng chéo trước.

Đặc biệt sau mổ, bạn phải tập phục hồi chức năng để giúp dây chằng mới được máu nuôi sống tốt, khỏe, đủ để giữ vững khớp gối. Nếu bạn luyện tập không đúng phương pháp, dây chằng mới sẽ bị chết.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Viết Bình luận