THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG CỦA THUỐC:
* Trong mỗi viên nén bao phim Cefixim 200 có chứa:
Hoạt chất: Cefixim trihydrat tương ứng Cefixim khan ...……. ...........200 mg
Tá dược: canxi hydrophosphat khan, cellulose vi tinh thể, manitol, crospovidon, natri lauryl sulfat, silicon dioxyd, magnesi stearat, hydroxypropylmethyl cellulose 606cps, hydroxypropylmethyl cellulose 615cps, polyethylen glycol 6000, titan dioxyd, talc, màu sunset yellow.
MÔ TẢ SẢN PHẨM:
Viên nén dài bao phim màu cam, một mặt trơn, một mặt có vạch ngang.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI:
Hộp 1 vỉ, 2 vỉ x 10 viên nén bao phim.
THUỐC DÙNG CHO BỆNH GÌ?
Thuốc được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm như sau:
Viêm tai giữa
Viêm họng và amidan
Viêm phế quản, viêm phổi.
Một số trường hợp viêm thận - bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
NÊN DÙNG THUỐC NHƯ NÀO VÀ LIỀU LƯỢNG?
Đường dùng: đường uống.
Cách dùng: uống nguyên viên thuốc cùng với nước.
Liều lượng:
Người lớn, người già và trẻ em trên 12 tuổi cân nặng hơn 50kg uống 1-2 viên/ ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ.
Trẻ em dưới 12 tuổi và người bệnh suy thận: phải hỏi ý kiến bác sỹ.
Thời gian điều trị: Tuỳ thuộc loại nhiễm khuẩn, nên kéo dài thêm 48 – 72 giờ sau khi các triệu chứng nhiễm khuẩn đã hết. Thời gian điều trị thông thường cho nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (như viêm họng, viêm amidan) là từ 5 – 10 ngày; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi) và viêm tai giữa là từ 10 – 14 ngày.
Hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc
KHI NÀO KHÔNG NÊN DÙNG THUỐC NÀY?
Nếu người bệnh bị dị ứng với cefixim hoặc với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác, bao gồm cả penicilin hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
Hỏi ý kiến bác sỹ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu thấy xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:
- Phản ứng dị ứng: các dấu hiệu như phát ban, đau khớp, khó thở, sưng môi, mặt, cổ họng, lưỡi.
- Hội chứng Stevens-Johnson: dấu hiệu như phồng rộp hoặc chảy máu quanh môi, mắt, miệng, mũi, cũng có thể có triệu chứng như sốt.
- Hoại tử biểu bì nhiễm độc: tại nơi phồng rộp nặng thì lớp da có thể bị bóc rời.
- Hồng ban đa dạng: khi thấy xuất hiện phát ban da hoặc tổn thương ở vị trí có hình vòng tròn đỏ, bên trong màu đỏ nhạt hơn mà có thể gây ngứa, có vảy hoặc có nước. Các vết ban đỏ này có thể xuất hiện ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân.
- Rối loạn máu: như dễ bị nhiễm trùng, xuất hiện vết bầm tím trên da, hay dễ bị chảy máu hơn so với bình thường. Nếu người bệnh bị chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ớn lạnh, mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở, những dấu hiệu đó có thể là do thiếu máu tan huyết.
- Viêm đại tràng giả mạc: nếu người bệnh bị tiêu chảy nặng không ngừng thì phải ngừng thuốc, hỏi ý kiến bác sỹ để được điều trị thích hợp.
Hỏi bác sỹ nếu gặp những trường hợp sau đây kéo dài trong một vài ngày, như: đau bụng, nôn, buồn nôn, đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi, nức đầu, chóng mặt, cảm giác ngứa vùng sinh dục hoặc âm đạo.